Site icon BiOWiSH Việt Nam

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tương lai

Việt Nam có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn về hệ thống sông ngòi phong phú, dày đặc. Đây là lợi thế rất lớn để phát triển nghề cá, tuy nhiên, việc lơi lỏng trong quản lý đã khiến cho nguồn lợi đang dần cạn kiệt. Ngành thủy sản đang thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này, bảo vệ nghề cá cho tương lai.

TIỀM NĂNG RẤT LỚN TỪ THỦY SẢN

Với hơn 3.260 km bờ biển; hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế; trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, 114 cửa sông, 12 đầm phá, 50 vũng/vịnh ven bờ biển đã tạo cho nước ta có sự đa dạng về sinh thái và nguồn lợi thủy sản, thúc đẩy hoạt động khai thác và phát triển kinh tế thủy sản. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi phong phú cũng là “nguồn” để thủy sản nước ngọt sinh sôi. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 544 loài cá nước ngọt, 700 loài động vật không xương sống, trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có giá trị kinh tế, khoa học. Tuy nhiên, ngành hàng này đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, trong đó có sự suy giảm nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực nội địa, vùng biển và ven biển. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng tàu cá khai thác thủy sản quá nhiều, đặc biệt tàu cá công suất nhỏ khai thác ven bờ

Các khu bảo tồn biển rất cần thêm kinh phí để tăng cường hoạt động Ảnh: CTV

KHAI THÁC BỀN VỮNG NGUỒN THỦY SẢN

Bảo vệ nguồn lợi cho tương lai Việt Nam có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn về hệ thống sông ngòi phong phú, dày đặc. Đây là lợi thế rất lớn để phát triển nghề cá, tuy nhiên, việc lơi lỏng trong quản lý đã khiến cho nguồn lợi đang dần cạn kiệt. Ngành thủy sản đang thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này, bảo vệ nghề cá cho tương lai.

Với nghề khai thác thiếu thân thiện với nguồn lợi; khai thác thủy sản sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc; khai thác sai vùng; sai kích cỡ ngư cụ khai thác (nghề đăng đáy, nghề lồng xếp…); ô nhiễm môi trường do phát triển của một số ngành kinh tế khác
như công nghiệp, du lịch…

Hành động kịp thời

Ngày 13/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 với mục tiêu bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ. Trong giai đoạn 2012 – 2017, đã có 20/28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương xây dựn và trình UBND cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ. Một số địa phương đã ban hành chính sách nhằm giảm tàu nhỏ ven bờ, phát triển tàu khai thác xa bờ như: Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đà Nẵng.

Cơ cấu tàu cá đã được điều chỉnh theo hướng giảm tàu công suất nhỏ khai thác ven bờ, tăng tàu công suất lớn khai thác xa bờ. Cùng đó, nghề khai thác thủy sản cũng được cơ cấu lại theo hướng gia tăng những nghề có hiệu quả như: lưới vây, chụp mực, lưới rê khơi, giảm những nghề khai thác ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi như lưới kéo, nghề vó mành ven bờ, te, xiệp…

Bên cạnh đó, hàng loạt các khu bảo tồn biển được thành lập nhằm bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sinh vật biển có giá trị kinh tế, khoa học. Hiện, đã thành lập và đưa vào hoạt động 12 khu bảo tồn biển. Trong thời gian tới, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên cả nước sẽ được quy hoạch tại Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 và quy định tại Danh mục khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản do Bộ NN&PTNT ban hành.

Cùng với đó, ngành thủy sản còn tích cực công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản. Cụ thể, giai đoạn năm 2012 đến giữa năm 2020, các địa phương trong cả nước đã thả tái tạo tại các thủy vực tự nhiên khoảng hơn 400 triệu con giống, trong đó tập trung vào các loài có giá trị kinh tế và các loài cá bản địa quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như: tôm sú, trê, sặc rằn, lăng, chiên…

Tháo gỡ khó khăn từ địa phương

Ông Hoàng Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang chia sẻ, để giải quyết được bài toán bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản, vừa đảm bảo sinh kế của người dân, trong nhiều năm nay tỉnh đã thực hiện tốt công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, từ năm 2012 đến nay, tỉnh phối hợp với các đơn vị và tổ chức, cá nhân trong tỉnh tổ chức thả 137 tấn cá giống, số tiền hơn 67 tỷ đồng. Còn theo ông Phùng Đình Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi, vấn đề thay đổi sinh kế của ngư dân là rất quan trọng.

Quảng ngãi có đặc thù là nghề lặn nên thường xuyên xâm phạm vùng san hô, ngoài ra, nghề lưới kéo cũng tàn phá vùng biển ven bờ và tình trạng khai thác ven bờ trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn. Do vậy, để thực hiện được công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì bài toán đầu tiên là phải xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân. Hơn nữa, các khu bảo tồn biển rất cần thêm kinh phí để tăng cường các hoạt động. Đây cũng là mối quan tâm lớn của các địa phương, bởi theo phản ánh chung, ban quản
lý các khu bảo tồn biển (trừ Cù Lao Chàm) thì vừa thiếu vừa yếu.

-BẢO HÂN-

Exit mobile version