Site icon BiOWiSH Việt Nam

Các vấn đề cần đặc biệt lưu ý đối với bệnh tiêu chảy trên lợn con theo mẹ

Những vấn đề cần quan tâm đối với bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Những vấn đề cần quan tâm đối với bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ

Chăn nuôi lợn (heo) nái thì ngoài việc đảm bảo số lượng lợn (heo) con mỗi lứa thì việc giữ gìn sức khỏe đàn lợn con có tốc độ tăng trọng tốt, sức khỏe tốt, người nông dân không cần quan tâm tới bệnh tiêu chảy trên đàn lợn con theo mẹ. Bởi đây là nguyên nhân làm cho đàn lợn con kém tăng trọng, sức đề kháng yếu, dễ dẫn đến phát sinh một số bệnh khác… Ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của người chăn nuôi.

Dưới đây là phân tích một số nguyên nhân và các biện pháp phòng trị để người chăn nuôi nhận biết và có thể ứng dụng vào thực tế.

1. Về nguyên nhân gây bệnh:

          + Nguyên nhân do ký sinh trùng: do cầu trùng Isospora suis gây ra, xảy ra vào giai đoạn 8-15 ngày tuổi.

          + Khi chăm sóc cho lợn nái không tốt ở cuối kỳ mang thai, làm cho lợn nái bị viêm tuyến vú hoặc viêm tử cung ngay sau khi sinh.

          + Do thức ăn nước uống bị nhiễm bẩn của lợn mẹ và lợn con không đảm bảo vệ sinh và chất lượng kém, có chứa nấm mốc và độc tố.

          + Nhiệt độ sưởi ấm cho đàn lợn con không ổn định, không đủ ấm…

2. Triệu chứng và bệnh tích:

        + Tiêu chảy phân vàng lỏng, nhiều nước là tiêu chảy do virus gây ra.

        + Tiêu chảy phân vàng, nhiều nước, sốt 40- 410 C, xuất huyết vùng da mỏng là tiêu chảy do Samonella. Thể mãn tính sốt vừa kéo dài, các vùng da mỏng xuất huyết, rìa tai, mỏm tím bầm, rìa và gốc tai lạnh bệnh kéo dài lợn suy nhược rồi chết.

       + Tiêu chảy phân vàng lỏng, nhiều nước có hoặc không có sốt, lợn gầy còm xù lông, đuôi cụp xuống là tiêu chảy do Echerichia Coli.

        + Cầu trùng: Đầu tiên lợn tiêu chảy phân sệt, sau đó trở nên lỏng (có thể lẫn bọt). Tiêu chảy kéo dài 5-6 ngày, phân có màu trắng đến vàng, có mỡ hoặc mịn, nhưng cũng có khi có màu nâu nhạt hoặc hơi xám. Tỷ lệ chết do bệnh cầu trùng thấp (khoảng 20% lợn mắc bệnh) nhưng làm tăng trưởng kém cho lợn con cả giai đoạn trước và sau cai sữa. Tỷ lệ chết gia tăng khi kết hợp đồng thời với bệnh do E.coli. Lợn con nhiễm bệnh trong giai đoạn sơ sinh được miễn dịch suốt đời đối với bệnh. Tuy nhiên, sự bảo hộ này xuất hiện chậm, không kịp thời để đảm bảo cho lợn con chống lại chứng tiêu chảy lâm sàng.

        + Ruột non mỏng và căng phồng, chứa đầy dịch, dạ dày chứa sữa không tiêu, vùng hạ vị có thể sung huyết hoặc xuất huyết ở bệnh tiêu chảy do virus.

        + Ruột viêm xuất huyết nhiều nơi, hạch ruột sưng to, lách sưng to, xuất huyết vùng da mỏng là tiêu chảy do             Samonella.

        + Ruột non sung huyết, dạ dày chứa đầy sữa hoặc thức ăn không tiêu hoá đượclà do bệnh tiêu chảy do E.Coli.

        + Ruột non viêm cata, xuất huyết và hoại tử ở bệnh do cầu trùng. 

 3. Phòng bệnh và trị bệnh:

Để việc phòng bệnh tiêu chảy trên lợn con theo mẹ có hiệu quả chúng ta cần phân tích rõ các nguyên nhân dẫn đến bệnh, từ đó xác định các biện pháp cho thích hợp. Sau đây là các giải pháp mang tính gợi ý giúp người chăn nuôi tham khảo:

3.1 Phòng bệnh:

         3.2 Điều trị:

Trên đây là một số vấn đề cần quan tâm đối với bệnh tiêu chảy trên lợn con theo mẹ mà người chăn nuôi lợn cần biết.

 

Nguồn: Ths. Trần Phú Cường

Exit mobile version