fbpx

Lợi thế lớn để cá tra bứt phá

Sản xuất, xuất khẩu triển vọng

Cá tra được nuôi và phát triển chủ yếu ở 10 tỉnh ĐBSCL, bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, và hai các tỉnh (Tây Ninh và Quảng Nam) với tổng diện tích canh tác 5.400 ha (năm 2018) và dự kiến sẽ tăng lên tới 7.600 – 7.800 ha vào năm 2020.

Các sản phẩm từ cá tra đã có mặt tại 132 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các thị trường khó tính như EU, Brazil, Mỹ, Australia và Canada. Những sản phẩm này được sản xuất từ gần 100 nhà máy sản xuất, tập trung chủ yếu ở ĐBSCL và hầu hết các cơ sở này được trang bị các thiết bị và công nghệ tiên tiến cho phép tự động hóa một số công đoạn của dây chuyền sản xuất và sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng.

Các sản phẩm từ cá tra đã có mặt tại 132 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các thị trường khó tính như EU, Brazil, Mỹ, v.v…

 

2018 được đánh dấu năm thành công đối với ngành thủy sản Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD, tăng 8,4% so năm 2018; trong đó, ngành cá tra tạo sự đột phá với kim ngạch đạt 2,26 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm trước, cao nhất từ trước đến nay. Tính đến 15/10/2019, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đi các thị trường đạt 1,56 tỷ USD, giảm 8,9% so cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm cá tra được sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế và ATTP nghiêm ngặt như GlobalGAP, ASC và BAP…

Khẳng định chất lượng

Trong các thị trường chính nhập khẩu cá tra Việt thì Mỹ luôn được nhận định là mảnh đất giàu tiềm năng và chiếm vị trí quan trọng hàng đầu; chính vì vậy, cá tra luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cá thịt trắng tại đây. Điển hình là Đạo luật Nông nghiệp 2014 được cụ thể hóa bằng Chương trình thanh tra cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ban hành 3/2016; do đó, để tiếp tục xuất khẩu cá da trơn chủ yếu là cá tra vào Mỹ, Việt Nam phải xây dựng và tổ chức hệ thống kiểm soát ATTP tương đương với Mỹ về 3 nhóm tiêu chí: Hệ thống pháp luật trong kiểm soát chất lượng, ATTP; Năng lực thực thi pháp luật của cơ quan thẩm quyền; Điều kiện bảo đảm vệ sinh, ATTP trong toàn bộ quá trình từ sản xuất con giống, nuôi trồng, vận chuyển, sơ chế, chế biến, xuất khẩu cá tra vào Mỹ.

Tháng 5/2018, Đoàn thanh tra của Cơ quan thanh tra An toàn thực phẩm (FSIS) của USDA sang đánh giá thực địa và ghi nhận việc thực thi hệ thống kiểm soát ATTP trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá da trơn Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các quy định của Mỹ. Tháng 9/2018, Cục Kiểm tra An toàn thực phẩm Mỹ đã công bố dự thảo công nhận Hệ thống của Việt Nam để xin ý kiến công chúng. Kết quả ý kiến ủng hộ của công chúng đối với Việt Nam đạt mức cao nhất (80%) so với tỷ lệ ủng hộ dành cho Trung Quốc (57%) và Thái Lan (40%). Và cuối cùng, ngày 31/10/2019, USDA đã chính thức công bố quyết định công nhận tương đương hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Động thái này đã khẳng định năng lực kiểm soát chất lượng, ATTP chuỗi sản xuất, chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã đáp ứng một trong những yêu cầu khắt khe nhất, giúp cá tra Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ Mỹ mà còn các thị trường khác. 

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, Việt Nam được bổ sung thêm doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra vào Mỹ (hiện nay là 13 doanh nghiệp) và quan trọng hơn là tạo niền tin cho nhà nhập khẩu Mỹ yên tâm nhập khẩu sẽ gia tăng sản lượng, giá trị xuất khẩu cá tra vào thị trường này, góp phần tăng trưởng ngành hàng cá tra năm 2019. Đáp ứng yêu cầu công nhận tương đương của Mỹ, góp phần chuyển mạnh ngành nuôi cá tra từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất lớn trên cơ sở kiểm soát có hệ thống từ con giống đến sản phẩm cuối cùng, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

Tính đến nay, hiện Mỹ chiếm 60% trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Vĩnh Hoàn, việc được hưởng thuế nhập khẩu vào Mỹ 0% trong những năm qua là yếu tố thuận lợi giúp Vĩnh Hoàn tăng trưởng. Cùng đó, khi USDA công nhận tương đương với quy trình sản xuất cá da trơn của Mỹ, cá tra Việt Nam sẽ “dễ thở” hơn khi tiếp cận thị trường này.

An An –  VINAFIS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *