fbpx

Malaysia: 11 hãng tôm bị Mỹ đưa vào “danh sách đỏ” do kháng sinh

Một trang trại nuôi tôm tại Malaysia

Năm 2019, nhiều công ty xuất khẩu tôm của Malaysia đã bị Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) liệt vào “danh sách đỏ” sau khi phát hiện nhiều mẫu từ 18 lô hàng của 11 hãng tôm Malaysia chứa chloramphenicol.

Từ 2009 đến 2018, 28 hãng xuất khẩu tôm Malaysia bị đưa vào “danh sách đỏ” của FDA do 56 mẫu tôm chứa nitrofurans. Nhiều nguồn tin quốc tế cho rằng trong khi những công ty xuất khẩu này bị kiểm soát chặt hơn, thì tôm nuôi bán tại thị trường nội địa lại bị quản lý rất lỏng lẻo. 

Nhiều người dân Malaysia không biết họ đang ăn phải các sản phẩm tôm chứa tồn dư kháng sinh như nitrofurans và chloramphenicol có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một trong số những loại tôm này gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương thường xuyên được bày bán tại hầu hết các khu chợ thực phẩm tại Malaysia. 

Để bảo vệ sức khỏe, người dân đã bắt đầu chuyển sang ăn tôm tự nhiên. Họ phân biệt tôm tự nhiên qua màu sắc và kích cỡ. Tôm tự nhiên có màu hồng nhạt, kích cỡ đa dạng không đều nhau trong khi tôm nuôi có màu xanh hoặc xám đậm và các con đều tăm tắp. Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tại Malaysia cũng liên tục đưa ra lời cảnh báo về hậu quả của việc ăn phải các tồn dư hóa chất trong thủy hải sản. Các chuyên gia tin rằng tồn dư từ hai loại kháng sinh này chính là tác nhân gây ung thư. 

Đảo Penang là địa phương có số doanh nghiệp tôm bị liệt vào danh sách đỏ của FDA nhiều nhất cả nước. Trong số 28 hãng xuất khẩu tôm chứa kháng sinh nitrofurans sang Mỹ và bị đưa vào danh sách đỏ của FAD, có 19 hãng thuộc Penang; trong số 11 hãng xuất tôm chứa chloramphenicol, có 8 doanh nghiệp tại Penang. Số doanh nghiệp còn lại thuộc các tỉnh Perak, Selangor, Kedah và Sarawak. 

Một nông dân nuôi tôm cho một trại nuôi lớn tại Kedah chia sẻ, cách đây 10 năm, dịch bệnh lạ đã tấn công các trại tôm tại Malaysia. Đó là EMS. Chỉ trong 30 ngày sau khi thả vào ao tăng trưởng, gần như toàn bộ tôm nuôi chết hết trong khi vụ nuôi cần đến 70 đến 100 ngày mới cho thu hoạch. Nông dân Malaysia đã thử rất nhiều loại thuốc nhưng đều thất bại trước EMS, và buộc phải dùng đến nitrofurans và chloramphenicol. Tại Penang, mặc dù là một hòn đảo, nhưng hơn một nửa sản lượng thủy sản trong năm 2014 có nguồn gốc từ trại nuôi. 

Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Malaysia Sim Tze Tzin lại cho rằng, số tôm chứa tồn dư kháng sinh xuất sang Mỹ thực chất có nguồn gốc từ quốc gia khác, được trung chuyển qua Malaysia. Theo ông này, các hãng xuất khẩu của Malaysia đã nhập khẩu tôm đông lạnh nguyên liệu từ các quốc gia khác để chế biến và tái xuất vào thị trường Mỹ. Ông Sim lý giải: Chúng tôi luôn thắt chặt kiểm soát. Bất cứ trại tôm nào tham gia xuất khẩu sản phẩm nuôi của họ đều phải đăng ký qua Cục Thủy sản. Cơ quan quản lý an toàn sinh học thuộc Cục Thủy sản cũng thường xuyên lấy mẫu tôm nuôi từ các trại này để thử nghiệm kháng sinh, kim loại nặng, hormone và thuốc nhuộm. Nếu mẫu chứa kháng sinh cấm, trại nuôi sẽ bị cấm và toàn bộ tôm thu hoạch sẽ không được phép xuất khẩu.

Tuấn Minh

Nguồn: Thủy sản Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *