fbpx

05 bệnh lây nhiễm thường gặp từ thú cưng

Hiện nay, nuôi thú cưng đang trở thành môt trào lưu được rất nhiều người yêu thích. Thú cưng thường được nuôi là chó, mèo, chim, chuột… nhưng phổ biến nhất là chó và mèo. Cũng như con người, thú vật cũng mang những mầm bệnh trên mình và có thể lây truyền mầm bệnh đó cho những người sống chung. Dưới đây là một số bệnh con người có thể mắc phải khi nuôi thú cưng:

1. Bệnh dại

Đây là bệnh của chó, mèo và động vật hoang dã. Virus dại thuộc họ Rhabdovirus có nhiều trong nước bọt của súc vật cắn người rồi lây bệnh dại cho người. Biểu hiện lâm sàng là sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, gây co thắt hầu họng làm ngạt thở dẫn đến tử vong.

Virus dại thuộc họ Rhabdovirus có nhiều trong nước bọt của súc vật cắn người rồi lây bệnh dại cho người. (ảnh minh họa)

2.Nhiễm ấu trùng giun đũa chó

Đây là bệnh truyền nhiễm mà nguồn lây chính là từ chó nuôi trong nhà có mang mầm bệnh, nhất là chó con.

Từ chó, sau khi trứng giun được thải ra theo phân, chúng phát triển thành trứng có phôi, nó tồn tại rất lâu ở môi trường bên ngoài, có thể trong nhiều tháng và chính những trứng có phôi này là tác nhân lây nhiễm cho người. Khi chúng ta ăn phải thức ăn, nước uống chứa trứng có phôi của ấu trùng giun đũa, khi đó trở thành người nhiễm bệnh.

Nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Anh: st)

Vào cơ thể người, ấu trùng được phóng thích vào ruột non, sau đó chúng đi theo đường máu di chuyển đến các tạng khác nhau, tại đây chúng có thể sống nhiều năm dưới dạng tự do hay hóa kén, nhưng không bao giờ phát triển thành con trưởng thành.

Các biểu hiện của bệnh rất đa dạng cho nên dễ nhầm với các bệnh khác, thông thường bệnh có hai nhóm biểu hiện chính, đó là hội chứng ấu trùng di dương tính với một số dấu hiệu như đau bụng, suyễn, dị ứng kéo dài.

3. Nhiễm trùng giun móc

Giun móc thường thấy ở cả chó và mèo. Những loại giun móc này có thể lây nhiễm sang người, xuyên qua da nếu thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo hoặc đi chân trần trên nền đất ẩm có chứa phân chó, mèo. Người bị bệnh lây truyền từ giun móc sẽ có các triệu chứng: ho, đau ngực, thở khò khè, sốt, đau vùng thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón và tiêu chảy… nghiêm trọng hơn là thiếu máu và thiếu hụt protein, hốc hác, suy tim và đầy bụng.

Nhiễm trùng giun móc (Ảnh minh họa)

Để phòng ngừa bênh, bạn nên tập thói quen rửa tay trước khi ăn, hạn chế chơi với chó, mèo, hạn chế ăn tiết canh, gỏi cá sống hoặc uống rượu pha tiết. Nhà có nuôi chó, mèo, nên tẩy giun cho chúng theo định kỳ. Phân chó, mèo thải ra, nên chôn sâu xuống đất sau khi đã rắc vôi.

4. Bệnh lác đồng tiền

Lác đồng tiền là bệnh nhiễm nấm trên da do bị nhiễm từ các phòng bơi, phòng thay quần áo cũng như từ thú cưng. Để phát hiện bệnh nấm này trên thú cưng, hãy tìm các vòng đỏ có gờ nổi và màu sậm hơn so với trung tâm của vòng. Hãy theo dõi các vết đỏ, ngứa hoặc vảy trên da hay các vết loang bị vỡ. Nếu bị nhiễm ở da đầu (hay lông động vật), bạn có thể thể thấy các mảng rụng hình tròn. Bệnh lác đồng tiền hoàn toàn có thể điều trị bằng các loại thuốc bôi đặc hiệu.

5. Nhiễm Toxoplasmosis

Toxoplasmosis là nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng giống cúm. Bệnh xảy ra khi bạn bị nhiễm toxoplasmosis – Toxoplasma gondii, loài ký sinh trùng phổ biến ở vật nuôi, đặc biệt là mèo.

Bệnh có thể gây ra các triệu chứng giống cúm nhẹ, nhưng có thể có các biến chứng lớn hơn nếu phụ nữ bị nhiễm bệnh trong khi mang thai. Với căn bệnh này, quy tắc tốt nhất là phòng ngừa bằng cách vệ sinh cho mèo hàng ngày, sử dụng găng tay nếu cần và tránh tiếp xúc trực tiếp với phân động vật. Ngoài ra, hãy rửa tay thật kỹ sau khi làm vườn./.

Nhật Minh (t/h)

2 thoughts on “05 bệnh lây nhiễm thường gặp từ thú cưng

  1. real cialis no generic says:

    Do you mind if I quote a few of your articles as long as I provide credit and sources
    back to your webpage? My website is in the very same area of interest as yours
    and my users would really benefit from a lot of the information you
    provide here. Please let me know if this alright with
    you. Many thanks!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *