fbpx

07 nhiệm vụ trong tâm cho 6 tháng cuối năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ TN&MT tiếp tục chỉ đạo tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn để kiến tạo, tạo động lực tăng trưởng bứt phá.


Tại buổi họp báo thường kỳ sáng ngày 20/7/2020, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành cho biết, từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế – xã hội đất nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid 19, Bộ TNMT đã quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP năm 2020 của Chính phủ, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ;

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, tập trung hoàn thiện thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn để kiến tạo, tạo động lực tăng trưởng bứt phá. Bên cạnh việc thông tin một số kết quả nổi bật, ngành tài nguyên và môi trường đã đạt được trong 6 tháng đầu năm. Lãnh đạo Bộ TN&MT cung thông tin về chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2020.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành.

Theo đó, Bộ TN&MT sẽ phát huy tin thần chủ động, quyết liệt năng động, sáng tạo, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là Kết luận số 77-KL/TW, các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP, 42/NQ-CP, 84/NQ-CP của Chính phủ; bám sát tình hình thực tiễn, trong điều hành, có giải pháp cụ thể. Đồng bộ, phù hợp tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiếp tục quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, môi trường cho phát triển.

Cụ thể, thứ nhất, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, tháo gỡ kịp thời các nút thắt, điểm nghẽn, những vấn đề vướng mắc từ thực tiễn để tạo động lực cho phát triển; hoàn thành đúng tiến độ các văn bản, nhiệm vụ đề án đã đăng ký trong Chương trình xây dựng văn bản pháp luật; Chương trình công tác.

Thứ hai, tập trung triển khai công tác lập quy hoạch triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian biển quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch ngành để trình phê duyệt vào đầu nhiệm kỳ đảm bảo các định hướng lớn, định hình không gian phát triển đất nước với tầm nhìn dài hạn kết nối với quy hoạch để tạo sự liền mạch, phát huy tiềm năng thế mạnh về tài nguyên cho phát triển bền vững, mở cửa hội nhập. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của ngành.

Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính, tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu, xây dựng Chính phủ điện tử và hạ tầng cho chuyển đổi số trong từng lĩnh vực.

Thứ tư, tiếp tục quán triệt phương châm hướng về địa phương cơ sở, giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Hoàn thành và công bố số liệu kiểm kê đất đai để làm đầu vào cho lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp quốc gia và quy hoạch tỉnh và các quy hoạt phát triển kinh tế – xã hội. Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; chỉ đạo điều hòa nguồn nước cho các mục đích sử dụng nước cho các mục đích sử dụng nước bằng công cụ quan trắc, giám sát tự động trên cơ sở các quy hoạch và hạn ngạch cấp phép khai thác sử dụng nguồn nước; kiểm soát xả nước thải vào nguồn.

Xây dựng Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến 2050. Sửa đổi Nghị định số 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Nghị định quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ để phát triển các dự án trên mặt. Tham mưu điều phối triển khai các Kế hoạch, Đề án thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW; chỉ đạo đôn đốc các địa phương ven biển thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm lượng rác thải nhựa và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển.

Thứ năm, hoàn thiện quy chuẩn tiêu chuẩn với lộ trình tiệm cận với các nước tiên tiến để ban hành ngay sau khi Luật Bảo vệ môi trường được thông qua. Khảo lập các Quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển mạng lưới quan trắc môi trường làm cơ sở phân vùng, định hướng đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, phù hợp với ngưỡng chịu tải của môi trường.

Triển khai các giải pháp đồng bộ về xử lý, tái chế rác thải đảm bảo tối ưu về kinh tế, an toàn về xã hội và môi trường. Chỉ đạo đôn đốc thực hiện Kế hoạch hành động quản lý chất lượng không khí; thúc đẩy thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm các nguồn nước mặt, đảm bảo tỷ lệ KCN, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt ít nhất 90%.

Thứ sáu, tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo, nhất là dự báo xa; dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan, nguy hiểm phục vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Dự báo diễn biến dòng chảy, thủy văn, cảnh báo sớm chi tiết các đợt mưa lũ để chỉ đạo vận hành an toàn hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hồ đập, đê điều. Thực hiện xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ dự báo khí tượng thủy văn. Ứng dụng công nghê, xây dựng các mô hình, phương thức hiệu quả để truyền tin, cảnh báo thiên tai.

Thứ bảy, Triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/Ct-TTg ngày 5/9/2019 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Triển khai chương trình đánh giá liên ngành để có giải pháp tổng thể công trình và phi công trình phòng chống sạt lở, sụt lún. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia; tiêu chí xác định các dự án, nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nguồn: Minh An – moitruong.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *