fbpx

Chế phẩm sinh học có thể làm cho tôm nuôi thân thiện hơn với môi trường

Một nghiên cứu mới chứng minh rằng, sử dụng men vi sinh khi nuôi trồng ấu trùng tôm thẻ chân trắng – không chỉ trong giai đoạn sinh trưởng, có thể giúp giảm lượng khí thải nhà kính và các chất ô nhiễm khác.

Một bài báo đăng trên tạp chí Nuôi trồng Thủy sản đã nghiên cứu việc sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất ấu trùng tôm thẻ chân trắng để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường như Nitơ, Phốt pho và Carbon dioxide. Nội dung bài báo cũng gợi ý rằng việc sử dụng chế phẩm sinh học men vi sinh có liên quan đến việc giảm tiêu thụ nguồn nước và nguồn năng lượng trong quá trình sản xuất ấu trùng tôm.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng men vi sinh có thể cải thiện năng lực kinh tế và môi trường của việc sản xuất ấu trùng. Mặc dù men vi sinh có thể đi kèm với chi phí sản xuất trả trước cao. Tuy nhiên, sử dụng chúng có thể bù đắp được khoản chi phí khác tiêu dùng cho thuốc kháng sinh, máy lọc nước. Sử dụng men cũng có thể giảm ảnh hưởng lên ấu trùng tôm và cả môi trường xung quanh.

Thực trạng

Mặc dù tôm nuôi đã giảm áp lực lên môi trường, tăng cường đáng kể kinh tế và an ninh lương thực cho các nước đang phát triển, nhưng nó rất tốn năng lượng và thường đi kém với mức giá cao. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất tôm có thể phá vỡ sự cân bằng môi trường sinh thái, chất thải từ quá trình sản xuất có thể gây ra tình trạng nở hoa và tảo, làm tình trạng thiếu oxy trong nước. Nuôi trồng tôm thâm canh cũng liên quan đến tăng phát thải khí nhà kính.

Để chống lại gánh nặng môi trường, một số hộ nuôi tôm đã chuyển sang sử dụng men vi sinh. Sử dụng men vi sinh có thể cải thiện tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch của tôm, đồng thời ức chế sự phát triển của mầm bệnh và cải thiện chất lượng nước. Việc sử dụng này không chỉ duy trì năng suất kinh tế mà còn giảm tác động tới môi trường nuôi tôm.

Dựa trên thành công của chế phẩm sin học men vi sinh trong các lĩnh vực nuôi khác, các nhà nghiên cứu muốn kiểm tra xem việc bổ sung men vi sinh có tác động tích cực đến sản xuất ấu trùng tôm hay không.

Tiến hành nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu sản xuất và kỹ thuật từ giai đoạn con giống của 15 trại giống tôm thẻ chân trắng ở Mexico. Họ đã kiểm tra nhiệt độ nước, lượng men vi sinh (nếu có) được sử dụng trong quá trình sản xuất, trọng lượng ấu trùng, thức ăn, mật độ sản xuất và số lượng vụ nuôi mỗi năm. Sau quá trình thu thập dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một phân tích so sánh và tạo ra một mô hình minh họa mối liên hệ giữa việc sử dụng chế phẩm men vi sinh và sản xuất ấu trùng.

Dựa vào dữ liệu sẵn có, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi sử dụng men vi sinh, các hoạt động canh tác không cần thay nước, trao đổi nước thường xuyên. Thay vào đó, chế phẩm men vi sinh góp phần tạo ra môi trường giàu ô xi cho ấu trùng có lợi trong nguồn nước. Do việc trao đổi nước xảy ra ít thường xuyên hơn khi ao nuôi có men vi sinh, các nhà nghiên cứu kết luận rằng sử dụng chế phẩm men vi sinh có thể làm giảm chi phí năng lượng chung cho người nuôi tôm.

Các nhà nghiên cũng lưu ý việc giảm thiểu đáng kể lượng Nitơ và Phốt pho trong nước nước thải của tôm và giảm đáng kể lượng khí COtrong các trang trại sử dụng men vi sinh giai đoạn ấu trùng. Đối với khí CO2 nói riêng, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy lượng khí thải giảm tới 55% trong trường hợp có men vi sinh. Đồng thời, nồng độ các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất thải của tôm thấp hơn và nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn so với các trang trại không ứng dụng men vi sinh có lợi này.

Kết luận chính

Các tác giả của nghiên cứu này nhấn mạnh rằng nghiên cứu này là một đánh giá sơ bộ, họ sẽ cần thực hện phân tích vòng đời (LCA) để xem xét tác động toàn diện của việc sử dụng chế phẩm sinh học men vi sinh để đưa ra kết luận cụ thể. Do tính chất thăm dò của dự án nghiên cứu, các đã không chỉ định loại hoặc liều lượng chế phẩm sinh học được sử dụng trong các trang trại. Các tác giả cũng lưu ý rằng, dữ liệu sản xuất từ các trang trại ở các khu vực khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau để phục vụ nghiên cứu của họ.

Tuy nhiên, dựa trên các kết quả nghiên cứu và phân tích, các nhà nghiên cứu kết luận rằng bổ sung men vi sinh có thể trở thành một yếu tố cốt lõi của sản xuất ấu trùng tôm bền vững và đóng góp đáng kể cho các sáng kiến phát triển bền vững.

Nguồn: Thefishsite.com
Dịch: Người Nuôi Tôm

BiOWiSH Farm – Giải pháp nuôi tôm an toàn sinh học

>> TÌM HIỂU NGAY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *