fbpx

Nguồn Carbohydrate khác nhau ảnh hưởng thế nào đến tôm thẻ chân trắng?

thuy-san-biowish-1

Các nguồn carbon hữu cơ khác nhau sử dụng trong hệ thống biofloc tác động thế nào kích thích tăng trưởng và tăng cường miễn dịch ở tôm thẻ chân trắng?

carbonhydrate-nuoi-tom-an-toan-sinh-hoc

Tôm thẻ chân trắng được di nhập vào Việt Nam từ 2001, bắt đầu mở rộng diện tích nuôi từ năm 2004 và diện tích và sản lượng ngày càng gia tăng qua các năm. Theo tổng cục thủy sản tính đến tháng 8 năm 2019 diện tích thả nuôi tôm chân trắng là 88.941 ha và sản lượng thu hoạc tôm chân trắng 282.828 tấn cao hơn so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình dịch bệnh điển hình như bệnh đốm trắng đỏ thân, phân trắng, EMS gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Do đó, ứng dụng công nghệ sinh học BiOWiSH™ đã tiến hành để cải thiện chất lượng nước và khống chế dịch bệnh. Đây là một trong những biên pháp ứng dụng tác động từ hệ vi sinh và đã được áp dụng thành công tại rất nhiều tỉnh thành trên toàn quốc. Đặc biệt là tại các khu vực nuôi trồng và chăn nuôi thuỷ sản tại các tỉnh phía Nam như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, v.v…

Công nghệ sinh học của BiOWiSH™ Vietnam là kết quả của quá trình thử nghiệm và phát triển hệ thống ao nuôi được sục khí và khuấy đảo thường xuyên, không hoặc hạn chế thay nước. Cơ sở hình thành hệ thống này chính dựa vào cơ chế tác động từ hệ vị sinh và một số hệ vi sinh đặc chủng chuyên biết trong nuôi trồng và chăn nuôi thuỷ sản. Vấn đề mấu chốt trong công nghệ của BiOWiSH™ là tạo điều kiện tối ưu để vi sinh vật có lợi phát triển, hấp thụ amonium, tạo sinh khối làm thức ăn cho vật nuôi.

Tác động của hệ vi sinh vật có lợi

Vi sinh vật dị dưỡng sử dụng carbon hữu cơ được bổ sung và nguồn nitơ thải ra từ thức ăn để tổng hợp nên protein. Nếu bổ sung C với tỉ lệ thích hợp sẽ tăng cường quá trình chuyển hóa nitơ vô cơ thành protein trong sinh khối vi sinh vật. Carbon hữu cơ thường được bổ sung thông qua các carbohydrate như: tinh bột, rỉ đường, cám gạo, glycerol… Tuy nhiên, việc mở rộng nghiên cứu về việc sử dụng các nguồn carbohydrate rẻ tiền khác như: bột ngô, bột gạo, bột mì, bột đậu xanh, bột kê… cần được nghiên cứu vào khảo nghiệm thêm. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của các nguồn carbohydrate khác nhau đến chất lượng nước, hiệu suất tăng trưởng và điều hòa miễn dịch ở tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam từ đó dần dần tìm ra chất thay thế cho mật rỉ đường khi kết hợp cùng các sản phẩm của BiOWiSH™ trong suốt quá trình chăn nuôi thuỷ sản.

Thí nghiệm bao gồm 8 nghiệm thức với các nguồn carbon khác nhau, C1 (bột maida hay còn gọi là bột mì trắng), C2 (bột mì), C3 (bột đậu xanh), C4 (bột kê), C5 (bột gạo), C6 (bột ngô), C7 (mật rỉ), C8 (bột ngũ cốc) và C0 đối chứng không được bổ sung đã . Cá con tôm có trọng lượng trung bình 1 g được thả với tốc độ 300 nos / m 3.

Kết quả khảo nghiệm

  • Tôm được nuôi trong các phương pháp bổ sung bột kê, rỉ mật và bột ngũ cốc kết hợp cùng các sản phẩm đặc trưng của BiOWiSH™ Vietnam như BiOWiSH™ AquaFarm, BiOWiSH™ MultiBio-3PS đều cho thấy tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh cao hơn so với đối chứng và các phương pháp điều trị khác.
  • Thông số miễn dịch như tổng hemocyte count (THC) và prophenoloxidase (ProPO) cao hơn đáng kể (P <0,05) so với các nhóm bổ sung nguồn cacbon khác.
  • Các nghiệm thức bổ sung nguồn cacbon đều tăng cường hoạt động proPO và hoạt động chống oxy hóa (SOD, MnSOD, CAT) cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.

Qua nghiên cứu thấy được có thể sử dụng bột kê và bột ngũ cốc để thay thế hiệu quả mật rỉ như nguồn carbohydrate cho hệ vi sinh vật có lợi trong các sản phẩm của BiOWiSH™ vừa cải thiện chất lượng nước vừa kích thích tăng trưởng, tăng tỷ lệ sống và tăng cường miễn dịch, đồng thời giảm thiểu chi phí trong quá trình nuôi. Đồng thời ứng dụng vào kiểm soát và quản lí dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm hiện nay.

Theo A.Panigrahi và cộng sự.
Thủy sản Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *