fbpx

Nông nghiệp thương mại sẽ thất bại

Sản phẩm BiOWiSH sử dụng trên rau cho ra sản phẩm chất lượng cao hơn.

Khi khái niệm nông nghiệp thương mại lần đầu tiên xuất hiện, tôi đã phản đối. Nông nghiệp thương mại ở Nhật không mang lại lợi ích cho người nông dân. Giữa các thương gia có một nguyên tắc là một món hàng xuất phát điểm ban đầu có một mức giá nhất định, nếu sau đó được gia công tiếp thì giá bán sẽ phải tăng lên. Nhưng đối với nền nông nghiệp ở Nhật Bản thì không đơn giản như vậy. Phân bón, thiết bị và hoá chất được mua với giá cố định từ nước ngoài, không thể nói trước chi phí thực tế cho mỗi ký là bao nhiêu khi những sản phẩm nhập khẩu này được sử dụng, vì hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Với giá bán sản phẩm đầu ra là cố định, thu nhập của người nông dân nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.

Nhìn chung, nông nghiệp thương mại là cách làm không bền vững. Người nông dân nuôi trồng loại thực phẩm mình cần mà không phải nghĩ đến chuyện làm ra tiền thì sẽ tốt hơn nhiều. Nếu ta trồng một hạt thóc, nó sẽ cho cả hơn ngàn hạt. Một luống củ cải là đủ để làm dưa muối cho cả mùa đông. Nếu suy nghĩ theo hướng này, ta sẽ có đủ ăn, còn hơn cả đủ ăn nữa, mà không phải vất vả. Nhưng thay vào đó, nếu cố kiếm tiền là ta đã leo lên lưng cọp và sẽ phải đi cùng nó mãi.

Dạo gần đây, tôi đang suy nghĩ về loại gà logo (leghorn) lông trắng. Giống lai từ gà logo lông trắng này có thể đẻ trứng trên 200 ngày trong năm, nên chăn nuôi chúng để kiếm lời được xem là thương vụ làm ăn tốt. Khi được nuôi cho mục đích thương mại, những con gà này sẽ bị nhốt trong một dãy dài các chuồng nhỏ chẳng khác gì mấy so với phòng biệt giam,  cả đời chân chúng không bao giờ chạm đất. Bệnh tật là chuyện thường gặp và những con gà này bị bơm vào cơ thể đủ thứ thuốc kháng sinh, được cho ăn theo chế độ gồm các loại vitamin và hoc-môn tăng trưởng.

Leghorn Chicken (White) – Tạm dịch: Gà cựa lông trắng (Ảnh: cacklehatchery)

Người ta bảo rằng các con gà địa phương được nuôi từ thời ky xa xưa, loại shamo và chapo lông màu nâu và đen, có khả năng cho trứng chỉ bằng một nửa. Kết quả là chúng đã biến mất khỏi nước Nhật vì không ai nuôi nữa. Tôi để mặc cho hai con gà mái và một con gà trống chạy nhảy thoải mái trên sườn núi và sau một năm chúng phát triển thành đàn hai tư con. Trông thì có vẻ chúng ít đẻ trứng, nhưng thực ra lúc đó bọn lông vũ bản địa này đang bận rộn nuôi con.

 

Giống gà Shamo lông màu (ảnh: songtinhthuc)

Trong năm đầu tiên, giống gà logo có năng suất đẻ trứng cao hơn giống gà địa phương, nhưng sau một năm là bọn gà logo lông trắng này sẽ cạn kiệt sức lực và bị loại bỏ, trong khi bọn gà shamo mà chúng tôi gây giống đã phát triển thành mười con khoẻ mạnh chạy tung tăng trong vườn cây. Thêm nữa, gà logo lông trắng đẻ khoẻ vì chúng được nuôi bằng thức ăn dinh dưỡng nhân tạo nhập về từ nước ngoài, phải mua từ các lái buôn. Còn những con gà bản địa thì bới đất, thoải mái ăn các loại hạt và côn trùng tại nơi chúng sống, rồi đẻ ra những quả trứng tự nhiên và ngon lành.

Nếu bạn nghĩ rau củ quả thương mại từ tự nhiên mà ra thì bạn nhầm to. Những thứ rau trái này là sự pha trộn hoá học mọng nước của ni-tơ, phốt-pho và kali với một chút trợ giúp từ hạt giống. Và chúng sẽ có hương vị đúng như thế. Còn trứng gà thương mại (ta có thể gọi chúng là trứng nếu thích) thì là một hỗn hợp của thức ăn tổng hợp, các hoá chất và hoc-môn không hơn không kém. Đây chẳng phải là sản phẩm của tự nhiên, mà là sản phẩm tổng hợp do con người tạo ra dưới hình dạng một quả trứng. Với những người nông dân làm ra rau củ và trứng kiểu này, tôi gọi là nhà sản xuất. 

Bây giờ, nếu nói về sản xuất thì ta sẽ phải làm vài phép tính hão nếu muốn có lợi nhuận. Do người nông dân làm thương mại hiện nay không kiếm được chút tiền lời nào, nên ông ta giống như một lái buôn không biết dùng bàn tính. Kiểu người thế này bị kẻ khác coi là khờ khạo, lợi nhuận của ông ta sẽ bị các chính trị gia và các thương gia lọc lõi bòn rút hết.

 

 

Thời xưa có chiến binh, nông dân, thợ thủ công và thương lái. Nông nghiệp được coi là gần với nguồn gốc của vạn vật hơn cả so với đổi chác hay chế tác, còn người nông dân được gọi là “người phụng sự các vị thần”. Bằng cách này hay cách khác, anh ta luôn có thể kiếm đủ ăn.

Nhưng giờ đây tất cả chỉ là nháo nhào kiếm tiền. Người ta đâm đầu vào trồng những sản phẩm siêu thời thượng như nho, cà chua và dưa hấu. Hoa và trái cây được sản xuất trái vụ trong nhà kính. Việc lai tạo các giống cá được áp dụng một cách phổ biến, gia súc cũng được nuôi nhiều vì mang lại lợi nhuận cao.

Mẫu hình này cho thấy một cách rõ ràng điều gì sẽ xảy ra khi nông nghiệp leo lên ngồi trên chiếc tàu lượn kinh tế. Những biến động về giá cả rất khó lường. Có lời đấy, nhưng cũng có cả thua lỗ nữa. Thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nền nông nghiệp Nhật Bản đã mất định hướng và trở nên bất ổn. Nó phát triển lạc lối, chệch rất xa khỏi các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp và đã trở thành một ngành kinh doanh.

Trích: “Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *