fbpx

Phát hiện “khắc tinh” của sâu bệnh hại dừa

Phát hiện "khắc tinh" của sâu bệnh hại dừa

“Khắc tinh” của sâu bệnh đầu đen hại dừa là một trong những biện pháp sinh học (sử dụng thiên địch) trong quản lý sâu bệnh hại cây trồng, xây dựng một nền nông nghiệp bền vững – hướng hữu cơ.

Nông nghiệp Việt Nam, trải qua giai đoạn dài tập trung cho mục tiêu năng suất. Đã sử dụng một lượng lớn thuốc BVTV, thậm chí lạm dụng thuốc BVTV. Cùng với chương trình quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất. Việc sử dụng thiên địch trong sản xuất đã được phổ biến, triển khai tại nước ta từ rất sớm.

Phát hiện "khắc tinh" của sâu bệnh hại dừa
Sâu đầu đen hại dừa gây thiệt hại từ 70 – 80% trên vườn chúng xuất hiện

Hiện nay, chương trình IPM, với sự hỗ trợ của Tổ chức FAO đã được Bộ NN-PTNT tái khởi động. Ưu tiên dành nguồn lực triển khai. Đây sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy việc phát triển các loài thiên địch trong sản xuất. Qua đó, từng bước xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hiệu quả, bền vững.

Hiện nay, việc nghiên cứu, sử dụng thiên địch cũng đã và đang được nhiều nông dân, HTX, doanh nghiệp… Đẩy mạnh áp dụng, đã thể hiện được hiệu quả rất tích cực. Vừa bảo vệ được sản xuất, tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ được hệ môi trường sinh thái…

Sâu đầu đen gây thiệt hại rất nặng

“Sâu lạ” bùng nổ tại các vườn dừa ở Bến Tre đã từng được ghi nhận ở Việt Nam. Theo giám định của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) sâu hại dừa ở Bến Tre là sâu đầu đen, có tên khoa học Opisina arenosella Walker. Sâu đầu đen, trước đây đã từng xuất hiện nhưng với mật độ rất thấp. Gây hại không đáng kể nên chưa có sự quan tâm nghiên cứu, thuốc BVTV đăng ký phòng trừ.

Tuy nhiên, kể từ tháng 7 đến tháng 12/2020, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã phát hiện nhiều điểm. Có vườn dừa bị sâu đầu đen hại dừa gây hại như huyện Bình Đại, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và thành phố Bến Tre. Tại khu vực khởi phát của các địa điểm trên, các vườn dừa đều bị gây hại rất nặng. Ước thiệt hại sinh trưởng trên 70% số lá và trên 80% năng suất cây dừa.

Phát hiện "khắc tinh" của sâu bệnh hại dừa
Sâu đầu đen hại dừa tại một vườn ở Bến Tre

Theo nghiên cứu của Howard và cộng sự năm 2001, sâu đầu đen thuộc bộ cánh vảy, họ ngài đêm, là một loài sâu hại ngoại lai nguy hiểm trên cây dừa có nguồn gốc tại Sri Lanka và Ấn Độ. Gần đây, sâu này gây hại nặng tại các vườn dừa ở Thái Lan. Sâu non (ấu trùng) tấn công cả vườn cây mới trồng đến cây trưởng thành, cả nhóm dừa cao và nhóm dừa lùn.

Sâu đầu đen gây hại làm tàu dừa cháy khô từ những lá già bên dưới. dần lên các lá trưởng thành đến các tàu lá non trên ngọn. Sâu cạp biểu bì mặt dưới lá chét, vỏ trái, thải phân và nhả tơ kết thành tổ để trú ẩn. Khi bị động chúng nấp vào trong tổ hoặc nhả tơ xuống đất.

Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa gặp khó khăn, kể cả biện pháp hóa học do cây dừa cao. Loại bọ này sống ẩn kín trong đọt non cây dừa nên rất khó phát hiện và phòng chống sớm. Sử dụng thuốc hóa học mặc dù hiệu quả cao nhưng dễ bị tái nhiễm.

Bên cạnh đó, nhiều vùng dừa sản xuất theo hướng hữu cơ để nâng cao giá trị nên không thể sử dụng thuốc BVTV hóa học để phòng trừ. Khi giá dừa giảm nông dân không quan tâm đầu tư đúng mức. Nhiều diện tích dừa lâu năm, không được chăm sóc nên cây cằn cỗi, mức hại nặng hơn.

Ông Đặng Công Giảng ở ấp 1, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho biết, toàn bộ 6 công dừa đang cho trái đã bị chết rụi sau 3 tháng bị sâu đầu đen tấn công. Giáp tết Tân Sửu, lá dừa khô cháy, lan nhanh cây này sang cây khác, vườn này sang vườn khác.

“Dù kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn phun xịt nhưng do cây cao nên phương pháp này không ăn thua. Chúng tôi mất cả vườn dừa”, ông Giảng nói về vườn dừa đã đốn gần hết.

Bến Tre hiện có hơn 72.000ha đất trồng dừa, sản lượng trên 600 triệu trái/năm. Đây là nguồn thu nhập chính của đại bộ phân nông dân. Vì vậy, từ khi phát hiện sâu này (giữa tháng 7/2020), Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre đã có tờ rơi hướng dẫn hướng dẫn bà con dùng thuốc sinh học hiệu quả nhất.

Biện pháp quản lý tạm thời

Tại Việt Nam, sâu đầu đen hại dừa là loài sâu hại mới chưa có nghiên cứu thực tế và loại thuốc BVTV đăng ký phòng trừ. Vì vậy, Chi cục Trồng trọt và BVTV Bến Tre đã ban hành biện pháp phòng trừ tạm thời. Dựa trên tham khảo hướng dẫn của Trung tâm BVTV phía Nam, Cục BVTV và ghi nhận của đơn vị.

Về biện pháp quản lý tạm thời, Chi cục khuyến cáo bà con nông dân nên thường xuyên thăm vườn. Kịp thời phát hiện và thực hiện các biện pháp phòng trừ. Trường hợp phát hiện có sâu đầu đen xuất hiện. Cần nhanh chóng cắt tỉa và tiêu hủy tàu lá, lá chét bị sâu gây hại đốt, vùi xuống nước. Nhằm làm giảm mật số sâu hại hiệu quả, an toàn cho người và môi trường.

Đây là biện pháp quan trọng và cần thiết phải thực hiện ngay sau khi phát hiện dịch hại. Bà con cũng nên bón phân cân đối, chia làm nhiều đợt bón trong năm.

Phát hiện "khắc tinh" của sâu bệnh hại dừa
Vòng đời và một số thiên địch của sâu đầu đen

Khi dịch hại xuất hiện nặng, cần can thiệp biện pháp hoá học. Nếu vườn bị gây hại trong khu dân cư hoặc chăn nuôi, bà con nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Bt (Bacillus thurigiensis), nấm xanh (Metarhizium sp.), nấm trắng (Beauveria sp.) phun ướt đẫm đều ở mặt dưới lá, tuy nhiên cần phun nhiều lần cách nhau 5-7 ngày.

Đối với vườn dừa bị gây hại nặng, bà con phun thuốc 2 lần cách nhau 7 -10 ngày, phun ướt đẫm đều mặt dưới lá. Bà con nông dân có thể sử dụng một trong hai gốc thuốc được khuyến cáo để phòng trừ. Thuốc trừ sâu gốc Flubendiamide: Takumi 20WG liều lượng 5gam/bình 25 lít nước phun 4 – 5 cây tùy tuổi cây.

Theo thí nghiệm của Chi cục Trồng trọt và BVTV Bến Tre, thuốc Takumi 20WG có hiệu quả cao trong phòng trị sâu đầu đen hại dừa và được đăng ký an toàn với tôm, cá. Thuốc trừ sâu gốc Emamectin benzoate với lượng nước khoảng 6 lít/cây (tùy thuộc vào tán dừa).

Nồng độ thuốc pha tùy theo hàm lượng hoạt chất của thuốc thương phẩm. Quá trình sử dụng thuốc bà con cũng lưu ý không phun ngừa khi chưa phát hiện triệu chứng gây hại, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và không sử dụng nước có độ mặn trên 0,5 ‰ để pha thuốc.

Nhân nuôi ong ký sinh quản lý sâu đầu đen

Cũng theo Chi cục Trồng Trọt và BVTV tỉnh Bến Tre. Hiện nay, Chi cục đã ghi nhận nhiều loại thiên địch của sâu đầu đen hại dừa tại các vườn ở huyện Bình Đại. Điển hình như ong ký sinh, bọ xít bắt mồi, kiến vàng, bọ đuôi kìm… Vì vậy, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre khuyến cáo người dân cần lựa chọn các loại thuốc BVTV ít độc, ít gây hại cho các loại thiên địch. Thời gian tới, sẽ hướng đến kiểm soát sâu đầu đen bằng các biện pháp sinh học. Vì thực tế Thái Lan đã áp dụng thành công biện pháp này bằng ong ký sinh.

Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre cho biết thêm. Hiện nay, Chi cục đã tìm ra ong ký sinh là thiên địch của sâu đầu đen hại dừa. Chi cục đang gửi đi định danh tên khoa học của loài ong này. Bên cạnh đó, Chi cục cũng đang phối hợp với Trường đại học Nông Lâm TPHCM tiến hành nghiên cứu cũng như nhân nuôi loại thiên địch này.

Phát hiện "khắc tinh" của sâu bệnh hại dừa
Ong ký sinh Goniozus nephantidis (Muesebeck) được sử dụng để khống chế sâu đầu đen ở Ấn Độ, Thái Lan

Sử dụng thiên địch: loài thiên địch được sử dụng chủ yếu ở Thái Lan là Goniozus nephantidis (Muesebeck). Theo nghiên cứu ở Ấn Độ, trong tự nhiên có 16 loài xem là thiên địch của Opisina arenosella Walker. Loài, Goniozus nephantidis (Muesebeck) được đánh giá là quản lý có hiệu quả Opisina arenosella Walker ở giai đoạn sâu. (theo nghiên cứu của Cord, năm 2014). Do đó loài thiên địch này cũng được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ, cũng như ở Sri Lanka.

Nguồn: Nongnghiep

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *