fbpx

BiOWiSH™ Farm | Nuôi tôm an toàn sinh học | Kỳ 1: Kỹ thuật chọn tôm giống

tôm giống BiOWiSH

Chất lượng tôm giống quyết định tới 80% đến năng suất và chất lượng của tôm thương phẩm. Nhằm giúp bà con nắm vững kỹ thuật nuôi tôm an toàn sinh học BiOWiSH™ Farm, trước hết cần nắm rõ phương pháp chọn tôm giống tốt, làm tiền để phát huy tối đa hiệu quả của mô hình nuôi tôm an toàn sinh học của BiOWiSH™, cũng như các phương pháp nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH®.

BiOWiSH khuyến cáo bà con nên áp dụng đồng thời cả 3 kỹ thuật dưới đây để sàng lọc và lựa chọn được những giống tôm chất lượng, khỏe mạnh và không bị nhiễm mầm bệnh. Nhờ vậy, việc tôm thương phẩm của bà con mới có thể đảm bảo được được chất lượng, tăng trưởng đều và đạt được năng suất cao như mong muốn.

1. Kỹ thuật chọn tôm giống tốt bằng cảm quan

Đánh giá tôm giống bằng cảm quan là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhất. Những đặc điểm hình thể của tôm giống bà con thường chú ý trước tiên tới là kích thước PL đồng đều nhau, màu sắc sáng, đầu tôm cân đối, tôm bơi khỏe, đường ruột đầy đủ.

Tuy nhiên, cách chọn tôm giống bằng đánh giá cảm quan chưa thực sự tối ưu, chỉ nói lên phần nào sức khỏe của con giống. Do vậy, BiOWiSH™ khuyến cáo bà con cần kết hợp với những phương pháp khác để đánh giá chính xác, toàn diện hơn tình trạng của con giống như dưới đây:

TT

Tiêu chí và
Phương pháp đánh giá

Tôm giống
chất lượng tốt

Tôm giống
chất lượng kém

1

Hình thái

  • Quan sát mẫu tôm giống ngay trong bọc tôm
  • Cho mẫu tôm giống vào ly thủy tinh và quan sát ngược sáng
  • Cho mẫu tôm giống vào chậu nhỏ, quan sát, đánh giá
  • Tuổi tôm PL tương ứng với kích cỡ tôm (VD: PL10 phải có kích thước ≥9mm)
  • Vỏ tôm PL bóng, sạch
  • Tôm đồng đều kích cỡ, tỷ lệ phân dàn <10%
  • Tôm PL có kích thước nhỏ so với tuổi tôm (ngắn đòn hơn)
  • Vỏ tôm PL không sạch, bị bám bẩn
  • Tôm PL không đồng đều, phân đàn với nhiều kích cỡ khác nhau

2

Màu sắc

  • Quan sát mẫu tôm giống PL ngay trong bọc tôm hoặc qua ly thủy tinh hoặc trong chậu nhựa
  • Tôm PL có màu sắc tươi, sáng, đồng đều, nhìn rõ gan, đường ruột
  •  Tôm PL có màu sắc không đồng đều, màu trắng, gan vàng, ruột trống

3

Đường ruột

  • Quan sát mẫu tôm giống PL ngay trong bọc tôm hoặc qua ly thủy tinh (tốt nhất quan sát qua ly thủy tinh, nhìn ngược ánh sáng)
  • Đường ruột tôm PL to, thẳng đều từ trên xuống
  • Đường ruột đầy thức ăn (quan sát tại trại giống hoặc sau khi cho ăn trông bể thuần tôm)
  • Đường ruột nhò, không đều (có đoạn to, đoạn nhỏ)
  • Đường ruột trống thức ăn (quan sát tại trại giống hoặc sau khi cho ăn trông bể thuần tôm)

4

Gan tụy

  • Quan sát mẫu tôm giống PL ngay trong bọc tôm hoặc qua ly thủy tinh (tốt nhất quan sát qua ly thủy tinh, nhìn ngược ánh sáng)
  • Khối gian tụy có màu nâu sấm hoặc màu đen (tùy thuộc vào loại thức ăn), màu sắc gan đồng đều
  • Khôi gian tụy to, rõ, đều và phai gom gọn trên giáp đầu ngực của tôm PL
  • Gan màu trắng, vàng nhạt hoặc đục, màu sắc gan không đồng đều
  • Khối gan nhỏ, không đồng đều, không gom gọn trên giáp đầu ngực

5

Hoạt động của tôm

  • Đổ tôm PL ra chậu, dùng tay khuấy tròn dòng nước để kiểm tra mức độ hoạt động của tôm
  • Tôm PL bơi nhanh, mạnh theo chiều ngược dòng nước, bơi bám thành (sau khi đã xả lạnh)
  • Tôm PL phân tán nhanh ngay trong bọc tôm, hoặc khi đổ ra chậu (sau khi đã xả lạnh)
  • Tôm PL phản xạ khi có tiếng động (khi gõ thành chậu)
  • ·         Tôm PL bơi lờ đờ, cuộn theo dòng nước và xoáy vào giữa chậu
  • ·         Tôm PL thường gom tụ một chỗ trong bọc tôm hoặc trong chậu
  • ·         Tôm PL không phản xã khi gõ thành chậu

6

Sốc độ mặn

  • Lấy mẫu ngẫu nhiên 100 con tôm PL trong nước ngọt (0‰) giữ trong vòng 30 phút, sau đó cho vào nước mặn 30‰ giữ trong vòng 30 phút rồi kiểm tra tỷ lệ tôm chết
  • Tôm PL vẫn khỏe sau khi sốc độ mặn, tỷ lệ tôm chết <10%
  • Tỷ lệ tôm chết sau khi sốc độ mặn (>10%)

7

Chỉ tiêu khác

  • Quan sát ngay khi thả tôm PL xuống ao tôm
  • Sau khi thả xuống ao tôm, tôm PL phân tán nhanh, có xu hướng bơi xuống đáy
  • Sau khi thả xuống ao nuôi, tôm PL bơi lờ đờ, tấp mé bờ và không xuống đáy

2. Kỹ thuật chọn tôm giống tốt bằng quan sát trên kính hiển vi

Lựa chọn tôm giống bằng cách quan sát trên kính hiển vi là bước quan trọng tiếp theo nhằm xác định tôm có bị nhiễm ký sinh trùng hay tổn thương các bộ phận hay không.

TT

Tiêu chí

Tôm giống chất lượng tốt

Tôm giống chất lượng kém

1

Hình thái

  • Tuổi tôm PL tương ứng với kích cỡ tôm (ví dụ: PL10 phải có kích thước ≥9mm)
    Vỏ tôm PL bóng, sạch, không bị bám bẩn
  • Tôm PL không bị các dị vật như cụt râu, cong thân… (tỷ lệ dị hình dưới 1%)
  • Tôm PL có kích thước nhỏ hơn so với tuổi tôm (ngắn đòn hơn)
  • Vỏ tôm PL dơ, bị bám bẩn, đặc biệt là nấm và nguyên sinh động vật
  • Tôm PL bị dị hình, tỷ lệ dị hình cao

2

Đường ruột

  • Đường ruột tôm PL to, thẳng, đều từ trên xuống
  • Đường ruột đầy thức ăn (quan sát tại trại tôm giống hoặc sau khi cho ăn trong bể thuần tôm)
  • Ruột tôm PL co bóp mạnh, đều
  • Đường ruột nhỏ, không đều (thường bị thắt khúc)
  • Đường ruột trống thức ăn (quan sát tại trại giống sau khi cho ăn trong bể thuần tôm)
  • Ruột tôm PL co bóp yếu, không đều

3

Gan tụy

  • Khối gan tụy có chứa nhiều giọt dầu (trên 30 giọt dầu)
  • Khối gan tụy không có giọt dầu hoặc số lượng giọt dầu rất ít

4

Hoại tử

  • Tôm PL không bị hoại tử
  • Tôm PL bị hoại tử ở một số bộ phận trên cơ thể

Ngoài ra, bà con còn cần phải chú ý tới nấm, vi khuẩn hay động vật nguyên sinh bám ở chân, cụng, đuôi, vỏ và mang tôm, có thể gây trở khả năng hô hấp và lột xác của tôm, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

Phát hiện sợi vi khuẩn bám trên phụ bộ của tôm bằng kính hiển vi

3. Phương pháp xét nghiệm PCR để chọn tôm giống

Xét nghiệm PCR (hay còn gọi là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase) là cách chọn tôm giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng được nhiều bà con áp dụng để đánh giá xem có nhiễm bệnh EMS, EHP, WSSV, MBV, IHHNV, Taura… hay không.

Bà con có thể tìm mua máy PCR cầm tay – Pockit micro hoặc máy PCR di động – Pockit Xpress đã có sẵn trên thị trường để phát hiện nhanh, sàng lọc bệnh trên tôm.

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Định tính

1

WSSV

PCR

Âm tính

2

TSV

Realtime – PCR

Âm tính

3

YHV

Realtime – PCR

Âm tính

4

IMNV

Realtime – PCR

Âm tính

5

MBV

PCR

Âm tính

6

AHPND (EMS)

PCR

Âm tính

7

EHP (Vi bào tử trùng)

PCR

Âm tính

8

Khuẩn lạc xanh trên tôm

TCBS

< 100 cfu/mg

9

Khuẩn lạc tím trên tôm

CHROM Agar Vibrio

Không nhiễm

10

Phát sáng

TCBS

Không nhiễm

Ngoài ra, bà con cần lưu ý:

  • Lựa chọn tôm giống từ các trại tôm giống uy tín, có giấy phép hoạt động của cơ quan chuyên môn.
  • Tránh nguồn tôm giống có sử dụng chất kháng sinh, thay vào đó, tìm nguồn giống được sản xuất bằng cách áo dụng công nghệ vi sinh ko kháng sinh nhằm đảm bảo hệ tiêu hóa của tôm giống có các vi khuẩn có lợi, ức chế được vi khuẩn gây bệnh và tăng sức đề kháng cho tôm
  • Ngoài ra, ngay khi thả tôm giống, bà còn nên lưu ý sử dụng ngay chế phẩm bổ sung vi sinh cho hệ tiêu hóa của tôm BiOWiSH® MultiBio 3PS nhằm cải tạo hệ tiêu hóa của tôm, giúp tôm tăng trưởng đồng đều, hỗ trợ phòng trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ, tôm sú.

So sánh tôm giống được bổ sung BiOWiSH® MultiBio 3PS trong vòng 07 ngày.

Hy vọng, những chia sẻ về cách chọn giống tốt, chất lượng của BiOWiSH™ Farm – Nuôi tôm an toàn sinh học của chúng tôi giúp ích cho bà con. Mọi thông tin tư vấn về kỹ thuật nuôi tôm an toàn sinh cho BiOWiSH™, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0931 770 077.

Phòng Kỹ thuật Thủy sản – BiOWiSH™ Farm

Đón xem kỳ tiếp theo

BiOWiSH™ Farm | Nuôi tôm an toàn sinh học

Kỳ 2: Kỹ thuật vèo tôm, sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH™

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *