fbpx

Giải pháp chăn nuôi bò thịt & 05 giống bò thịt tốt nhất hiện nay

Với hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, hơn cả thập kỷ qua, nghề chăn nuôi bò luôn là một lối thoát cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo, cải thiện sinh kế. Trong chăn nuôi bò thịt, điểm cần chú trọng nhất là bò giống và kỹ thuật nuôi. Để hiểu rõ hơn về các giống bò tốt nhất hiện nay, cũng như các kỹ thuật chăn nuôi bò thịt theo mô hình nhốt chuồng, bà con hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây.

05 giống bò thịt tốt nhất hiện nay

Hiện có nhiều giống bò thịt ở Việt Nam. Đa phần người chăn nuôi vốn quen với giống bò vàng truyền thống, được nuôi phổ biến suốt hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, hiện đã có nhiều giống bò giống bò nhập khẩu với sản lượng và chất lượng thịt cao hơn hẳn so với các giống nội. Bà có có thể khảo một số giống dưới đây.

1. Giống bò 3B (BBB)

Bò 3B tên đầy đủ là Blance Bleu Belge có nguồn gốc từ Bỉ. Có bộ lông lang trắng xanh (nếu lai sẽ cho ra màu xám hoặc đốm đen/trắng). Bộ phận phát triển nhất của bò BBB là phần thịt đùi; Thân hình rắn chắc, khỏe mạnh.

Một số đặc điểm của giống bò 3B

  • Trọng lượng khi trưởng thành: con đực hơn 01 tấn (trung bình khoảng 1.200 kg), con cái gần 01 tấn (trung bình khoảng 770 kg);
  • Tỷ lệ tăng trưởng về trọng lượng mỗi ngày của bò BBB ước tính khoảng gần 1,5 kg;
  • Tỷ lệ sau khi bò được xẻ thịt đạt đến 65 – 75%;
  • Chất lượng thịt được người tiêu dùng đánh giá cao.

2. Giống bò Brahman

Giống bò Brahman có xuất xứ từ Ấn Độ. Đây là giống bò có khả năng thích nghi được với môi trường khắc nghiệt cao, chịu được thời tiết nắng hạn. Bò Brahman có bộ lông rất đa dạng: đỏ, trắng, đen. Hình dáng săn chắc, lưng khá dài và thẳng. Giống này cũng có sự phát triển mạnh về phần cơ. Có đặc tính kháng được các loại ký sinh như ve.

Bò Braman là một loại bò thịt thuộc giống bò Zebu có nguồn gốc từ Ấn Độ (Bos primigenius indicus). Bò được đặt tên theo vị thần Bà La Môn tôn kính của tôn giáo Ấn Độ. Đây là loại bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Ở Úc, người dân nuôi bò Brahman màu trắng là chủ yếu để sản xuất thịt bò, còn nuôi Brahman màu đỏ chủ yếu để xuất cho các nước Châu Á do các nước này chuộng màu đỏ hơn. Bò Brahman nổi tiếng là giống bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giống Brahman Mỹ nổi tiếng trên thế giới hiện nay được tạo thành từ những giống bò Guzerat, bò Nerole, bò Gyr và bò Krishna Velley vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Theo -Wikipedia

  • Khối lượng con Brahman con trung bình cỡ 25 kg, sau khoảng 5 – 6 tháng sẽ tăng hơn gấp 5 lần trọng lượng lúc mới sinh (trung bình khoảng 135 kg).
  • Khi trưởng thành: con đực có khối lượng trung bình 850 kg, con cái khoảng 500 kg.
  • Tỷ lệ tăng trưởng về trọng lượng mỗi ngày của bò Brahman là khoảng 0,7 kg.
  • Thời điểm cho nhảy giống lần đầu tiên là qua 2 tuổi.

3. Giống bò Droughmaster

  • Đây là giống bò thích nghi rất tốt ở nước ta do cũng xuất thân từ nước Úc – 1 nước có khí hậu nắng nóng.
  • Lông của giống bò này là màu đơn sắc, chúng chỉ chuyển màu: vàng nhạt, đỏ đậm. Bộ lông rất ngắn dính sát vào da.
  • Lưng không quá dài, u không quá cao, gần như không mọc sừng. Kháng ký sinh trùng (ve).
  • Khối lượng con Droughmaster con trung bình cỡ 22 kg/con, sau khoảng 5 – 6 tháng đạt khoảng 160 kg/con.
  • Bò 1 năm tuổi sẽ đạt khoảng 255 kg/con, 2 – 3 năm tuổi trọng lượng mỗi con lên đến trên 500 kg.
  • Thời điểm cho nhảy giống lần đầu là khoảng 1,5 tuổi.

4. Giống bò Charolais

Giống Charolais có nguồn gốc từ Pháp. Charolais có 2 màu chính là trắng ngà (chủ yếu) và vàng sậm. Ngoại hình rất săn chắc, cơ phát triển (đặc biệt là cơ đùi sau). Lưng dài, cơ thể cân đối.

Charolais con có tốc độ tăng trưởng nhanh bên cạnh chế độ ăn uống cũng phải phù hợp đáp ứng được sự sinh trưởng của chúng. Bò 1 năm tuổi, con đực đạt đến 500 kg/con, con cái đạt 370 – 390 kg/con. Trọng lượng khi trưởng thành: con đực đạt khoảng 1.200 kg/con (tối đa tăng lên đến 1.400 kg/con), con cái đạt khoảng 800 kg/con.

5. Giống bò Angus

Bò Angus có xuất xứ từ Scotland. 2 màu chủ đạo của giống bò này là đen và đỏ (giống màu đỏ được nuôi phổ biến ở nước ta hơn màu đen). Hình dáng to, khỏe, gần như không mọc sừng. Có sức kháng bệnh rất cao. Đặc tính cơ thể thích hợp với nơi có khó hậu lạnh, nuôi theo hình thức chăn thả.

  • Thịt thơm ngon, săn chắc.
  • Khối lượng con Angus con trung bình cỡ 27 kg/con (tối đa cỡ 30 kg/con), sau khoảng 5 – 6 tháng đạt khoảng 165 kg/con.
  • Trọng lượng khi trưởng thành: con đực nặng gần 1 tấn (cỡ 900 kg/con), con cái nặng cỡ 600 kg/con.
  • Tuổi phối giống lần đầu sớm, khoảng gần 1 năm, sinh sản khỏe.
  • Tỷ lệ thịt xẻ ra đạt khoảng 66%.
  • Tỷ lệ tăng trưởng về trọng lượng mỗi ngày của bò BBB ước tính khoảng 1kg/con.
  • Lưu ý khi lựa chọn giống: bà con có thể nuôi bò cái lai Sind, rồi cho lai với những giống cho thịt cao sản đã liệt kê trong bài viết này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn vì tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu.

Kỹ thuật nuôi bò thịt nhốt chuồng năng suất cao

Xây dựng chuồng trại

  • Cũng như một số kỹ thuật xây chuồng trại cho các loài vật nuôi khác. Điểm cần lưu ý là hướng chuồng, nên làm theo hướng Đông Nam để tránh gió lùa và giữ ấm cho mùa lạnh và mát cho mùa hè.
  • Vật liệu xây chuồng cho bò không quá đắt, có thể tận dụng gỗ, tre, nứa để làm.
  • Xây theo từng ô để dễ quản lý và chăm sóc. Mật độ trung bình 3 – 4 m2/con.
  • Thiết kế hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả tránh tồn đọng nước trên nền chuồng, phải đảm bảo nền chuồng luôn khô ráo, thông thoáng.
  • Trang bị máng ăn với diện tích 0,6 x 1,2m, máng uống 0,6×0,6×0,4m.
  • Thiết kế lắp đặt hầm biogas để xử lý chất thải.

Chọn bò giống phù hợp

  1. Tùy vào điều kiện kinh tế và điều kiện khoảng không của hộ mà lựa chọn giống phù hợp bò thịt phù hợp để chăn nuôi.
  2. Lựa chọn những con khỏe mạnh, hoặc những con mà hộ hiểu rõ đặc tính và có thể vận dụng được kỹ thuật nuôi dễ dàng nhất.

Thức ăn cho bò thịt

  1. Khối lượng thức ăn cung cấp năng lượng phù hợp cho bò là từ 2 – 3% so với cơ thể. Cộng với lượng xơ cần cung cấp là 17 – 20 kg/con/ngày.
  2. Thức ăn tinh cho bò bao gồm sắn, ngô nghiền nát, khô dầu đậu phộng hoặc bột keo. Thức ăn này chiếm đến gần 50% trong khẩu phần ăn của bò.
  3. Thức ăn thô xanh gồm cỏ, các loại phụ phẩm, chiếm đến hơn 50% trong khẩu phần ăn của bò.

Cách cho ăn

  1. Tỷ lệ cho ăn giữa thức ăn tinh và thô: Ban đầu ăn nhiều thô, ít tinh.
  2. Dần về sau thì mới cân bằng khẩu phần ăn giữa hai loại thức ăn này.
  3. Ngoài các loại thức ăn trên có thể bổ sung thêm các loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho bò.

Phòng ngừa bệnh tật

  • Một trong những điểm cần lưu ý nhất khi bắt đầu đầu tư nuôi bò là phải nắm thật kỹ lịch tiêm phòng cho bò. Đây là cách tốt nhất để giúp bò phòng ngừa được các lại bệnh thường gặp cũng như khó điều trị.
  • Ngoài ra, cũng nên dùng thuốc tẩy giun định kỳ và thường xuyên vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi để đảm bảo đàn bò tránh được các nguồn lây bệnh không đáng có.

Theo: Sotaynongnghiep.com

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *