fbpx

Giải pháp xử lý khi tảo phát triển mạnh

Phân biệt các loại tảo độc

Tảo lam

Nhận biết ao có tảo lam

Khi tảo lam phát triển với mật độ dày đặc có thể thấy hạt liti trên mặt nước bằng mắt thường, nước ao sẽ có màu xanh lam, xanh ngọc, nổi váng xanh trên mặt nước và có mùi hôi. Trời nắng gắt tảo lam thường nổi thành đám trên mặt nước, dạt về cuối gió. Khi tảo lam già có dạng hạt hay dạng sợi thường thải chất nhờn vào nước có thể gây tắc nghẽn mang tôm

  • Trong ao có tảo lam tôm thường mắc bệnh đường ruột.
  • Gây mùi hôi cho tôm, gây nhờn nước
  • Tảo lam sợi sẽ cản trở sự hô hấp của tôm
Hình ảnh tảo lam trong ao nuôi tôm (nguồn: internet)

Tảo mắt

Tảo mắt là sinh vật chỉ thị môi trường, khi tảo mắt xuất hiện chứng tỏ trong ao bị ô nhiễm chất hữu cơ, nền đáy nhiễm bẩn.

Nhận biết ao có tảo mắt:

  • Phân bố chủ yếu môi trường nước ngọt hiếm thấy trong ao nuôi tôm.
  • Khi tảo mắt phát triển thì nước ao có màu nâu đen, xanh rau má.

Tảo giáp 

Nếu ăn trúng loại tảo này sẽ làm cho tôm khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bị bệnh phân đứt khúc. Là nguyên nhân gây hiện tượng phát sáng trong ao. Ngoài ra tảo giáp còn là nguyên nhân làm cho tôm nổi đầu về đêm do thiếu Oxy trong nước.

Nhận biết ao có tảo giáp

Ao nước có màu nâu đỏ/màu trà sẫm, mặt nước xuất hiện vàng nâu đậm. pH giao động ngày đêm lớn.

Hình ảnh tảo giáp trong ao nuôi

Nguyên nhân xuất hiện tảo độc trong ao nuôi

Nguyên nhân chính làm tảo phát triển mạnh trong ao nuôi là do ôi nhiễm hữu cơ:

  • Quản lý thức ăn không tốt làm thức ăn dư tích lũy xuống nền đáy.
  • Phân tôm trong suốt vụ nuôi.
  • Nền đáy dơ bẩn do không cải tạo ao kỹ.

Thời tiết thay đổi thất thường nắng nóng hoặc mưa kéo dài

  • Mưa kéo dài làm độ mặn trong ao giảm nhanh và phân tầng mắt nước tạo điều kiện cho tảo Lam phát triển.
  • Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo có hại trong ao phát triển

Hướng dẫn xử lý khi tảo phát triển mạnh

  • Vớt xác tảo
  • Nếu có ao lắng đã được xử lý nước nên thay nước để giảm mật độ tảo
  • Kiểm soát thức ăn không cho ăn dư.
  • Cắt tảo bằng vôi đen với liều lượng cho phép <20kg/1000m3 nước sau khi đánh vôi sử dụng kèm zeolite 20kg/1000m3
  • Hút bùn và xiphon đáy thường xuyên.
  • Sử dụng chất diệt tảo có gốc CuSO4
  • Riêng với tảo Lam áp dụng biện pháp tăng độ mặn cho nước ao bằng việc cấp thêm nước hoặc bổ sung muối 10kg/1000m3 treo ở đầu cánh quạt.
  • Điều chỉnh thức ăn so với lượng cho ăn hàng ngày. Cho ăn 70% lượng thức ăn đến khi tảo giảm
  • Dùng BiOWiSH® AquaFarm 100g/1000m3/ngày, đồng thời sử dụng BiOWiSH® MultiBio 3PS, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày: Vi sinh vật BiOWiSH đẩy nhanh quá trình phân giải Nitơ, giúp phân hủy chất hữu cơ dư thừa trong nước. Từ đó cắt nguồn dinh dưỡng của tảo, giúp kiểm soát mật độ tảo hiệu quả
Ao tôm trước và sau khi sử dụng chế phẩm sinh học BiOWiSH® AquaFarm

One thought on “Giải pháp xử lý khi tảo phát triển mạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *