fbpx

Nguyên nhân và giải pháp bệnh cháy lá bắp cải

Nguyên nhân và giải pháp bệnh cháy lá trên cây cải bắp

Nhu cầu tiêu thụ cải bắp trên thị trường ngày một tăng, điều đó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, bắp cái thường hay bị sâu bệnh gây hại dẫn đến kết quả cây kém lượng.

Bắp cải là một trong những loại rau được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ quanh năm, với số lượng lớn. Vì vậy trồng bắp cải thường cho thu nhập kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh hại là một trong những yếu tố làm tăng chi phí giá thành và gây cản trở sản xuất. Một trong những bệnh hại khó phòng trừ và gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất, cũng như chất lượng bắp cải là bệnh cháy bìa lá.

Triệu chứng bệnh và tác hại:

Trên cây đã lớn hoặc đã cuốn, vết bệnh gây cháy khô từ mép lá và thường có hình chữ V, với mũi nhọn hướng về gân chính. Nhiều vết bệnh có thể cùng xuất hiện và phát triển lớn dần, làm toàn bộ lá bị cháy khô và rụng sớm. Bệnh có thể lan sang nhiều lá khác làm cải bắp bị suy kiệt, bắp bị nhỏ và nhẹ, hoặc không thể cuốn được.

Sau khi thu hoạch, trong quá trình vận chuyển hay cất trữ, bệnh vẫn có thể tiếp tục lây lan sang các bắp khác làm giảm giá trị thương phẩm.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:

Bệnh cháy bìa lá cải bắp do vi khuẩn Xanthomonas sp. gây ra.

Trong điều kiện trồng mật độ cao, bón phân thừa đạm, cây quá tươi non, lá rậm rạp, kết hợp vườn thường tưới nước theo kiểu phun mưa, vườn dư nước, quá ẩm thấp…thì bệnh thường nặng. Bệnh cũng thường phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết có mưa gió lớn, nóng, ẩm, và vườn có mật độ sâu hại cao.

Sản phẩm thuốc trị cháy bìa lá trên bắp cải.

Những giải pháp phòng trừ:

Nguyên tắc là áp dụng tổng hợp nhiều giải pháp.

– Vệ sinh tàn dư trên vườn trước khi trồng và sử dụng cây giống sạch bệnh. Xử lý đất trồng hoặc luân canh với cây trồng khác họ hoa thập tự khi vườn đã bị bệnh nặng.

– Trồng rau với mật độ thích hợp để đảm bảo độ thông thoáng, ít cọ xát nhau.

– Lên luống đủ cao để giúp vườn thông thoáng, khô ráo sau mưa hay tưới.

– Hạn chế tưới nước theo kiểu phun mưa với áp lực lớn, nên tưới theo rãnh. Tùy kết cấu đất mà có chế độ tưới phù hợp để đảm bảo đủ ẩm, không dư nước.

– Phòng trừ sâu hại để hạn chế gây vết thương cơ giới, làm bệnh xâm nhập.

– Tỉa bớt những lá già để gốc được thông thoáng.

– Khi chăm sóc thì hạn chế làm sây sát cây rau.

– Tăng sức kháng bệnh.

– Tăng cường phân chuồng hoai mục, bón phân cân đối đầy đủ, không được dư đạm, tránh sự non mềm.

– Giai đoạn có mưa gió lớn, cần kiểm tra để phát hiện bệnh hại nhằm phòng trừ kịp thời, hoặc chủ động phun phòng ngừa bệnh, sẽ giúp làm giảm thiệt hại và giảm chi phí phòng trừ.

PS: Khi bắt đầu canh tác, vườn rau nên tham khảo sử dụng các chế phẩm sinh học như Crop 16-40-0  là phân bón vi sinh công nghệ Mỹ có chứa nhiều chủng vi sinh vật, trong đó 4 đặc chủng vi sinh vật 10^8 cfu/g giúp cải tạo đất, xử lý vi sinh vật có hại, phát triển bộ dễ, tăng hấp thu dinh dưỡng, giảm phân bón cho người nông dân.   

Nguồn: nongnghiep

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *